logo

TƯ THẾ UỐNG THUỐC GIÚP HẤP THỤ THUỐC NHANH NHẤT, BẠN CÓ BIẾT?

Bạn thường nghe bác sĩ hướng dẫn uống thuốc trước khi ăn, uống thuốc sau bữa ăn hoặc luôn uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày như thế nào. Nhưng bạn đã bao giờ nghe về việc tư thế khi uống thuốc cũng có thể cải thiện tốc độ hấp thụ thuốc và phát huy tác dụng của thuốc chưa?

Theo một nghiên cứu gần đây tại đại học học Johns Hopkins ( Hoa Kỳ) được công bố trên tạp chí Physics of Fluids, tư thế của cơ thể khi nuốt một viên thuốc thực sự có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ của nó.

Tư thế khi uống thuốc có thực sự ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ của thuốc
Tư thế khi uống thuốc có thực sự ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ của thuốc

Theo mô hình nghiên cứu về tư thế khi uống thuốc

Trong nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng một mô hình dựa trên giải phẫu và cấu trúc thực tế của dạ dày con người, được đặt tên là “StomachSim”. Thiết bị mô phỏng những gì đang xảy ra bên trong dạ dày con người khi tiêu hóa thức ăn với bốn tư thế, trong trường hợp này là thuốc.
Bốn tư thế cơ thể khi uống thuốc trong nghiên cứu này là:
• Đứng/ngồi thẳng
• Nằm ngửa
• Nằm quay sang bên phải
• Nằm quay sang trái
Mô phỏng cho thấy, việc uống thuốc nằm nghiêng bên phải là tư thế tốt nhất vì nó cho phép thuốc sẽ rơi vào phần sâu nhất của dạ dày. Khi đến đó, thuốc tan nhanh gấp đôi so với khi uống ở tư thế ngồi thẳng.

Mặt khác, nằm nghiêng bên trái hoặc nghiêng sang trái là tư thế không đúng. Điều này sẽ khiến cho thời gian hấp thụ thuốc lâu hơn gấp 5 lần (gần 2 giờ đồng hồ) so với khi uống ở tư thế thẳng đứng.

Tác giả chính của nhóm nghiên cứu Rajat Mittal, kỹ sư của đại học Johns Hopkins và là chuyên gia về động lực học chất lỏng, cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tư thế có ảnh hưởng to lớn đến tốc độ hòa tan của viên thuốc. Đứng hoặc ngồi thẳng “vẫn là một cách tuyệt vời” để uống thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn nằm xuống và nghiêng người sang phải sau khi uống thuốc có thể tăng tốc độ hấp thụ rất nhanh so với việc đứng thẳng, Mittal cho biết.

Tư thế cơ thể khi uống thuốc có thực sự ảnh hưởng đến độ hoà tan của thuốc nhiều tới như vậy?

Theo Mittal, tư thế sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách viên thuốc hòa tan vì dạ dày không đối xứng. Cơ quan này cong từ trái sang phải và vì trọng lực.

Mittal cho biết: “Viên thuốc sẽ có xu hướng lắng xuống do trọng lực. Vì vậy, tùy thuộc vào hướng bạn đang nghiêng, đứng hay nằm, điều đó thực sự có thể ảnh hưởng đến vị trí viên thuốc rơi vào dạ dày.”

Dạ dày có chức năng lưu giữ thức ăn và trộn lẫn chúng với axit và các enzyme. Khi rời khỏi dạ dày, tất cả các loại thức ăn đã được biến thành chất lỏng hoặc bột nhão và được di chuyển đến ruột non. Vì vậy, hầu hết thuốc sẽ được hấp thu ở ruột non. Nếu một viên thuốc rơi đến phần thấp nhất của dạ dày, ít nhiều thì nó sẽ bắt đầu hòa tan và đổ tới ruột non nhanh hơn.
 

Các nhà nghiên cứu nhận thấy phải mất 23 phút để viên thuốc tan ra khi ngồi thẳng. Trong khi nghiêng về phía bên phải thì chỉ mất 10 phút.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy phải mất 23 phút để viên thuốc tan ra khi ngồi thẳng. Trong khi nghiêng về phía bên phải thì chỉ mất 10 phút.

Vậy chúng ta có nên thay đổi tư thế khi uống thuốc không?

Nghiên cứu cho thấy nằm nghiêng bên phải là cách hòa tan thuốc hiệu quả nhất, nhưng nghiên cứu không có nghĩa là bạn nên nghiêng sang phải hoặc nằm sang phải mỗi khi uống thuốc. 

Trong thực tế, nghiên cứu này có thể giúp các bác sĩ kê đơn thuốc tốt hơn cho bệnh nhân khuyết tật hoặc những người lớn tuổi, những người nằm liệt giường, không thể đứng hoặc ngồi thẳng sau khi uống thuốc. 

Werner Weitschies, giáo sư tại Trung tâm Hấp thụ và Vận chuyển Thuốc của Đại học Greifswald, gọi nghiên cứu này là “bài nghiên cứu tiên tiến nhất” mô phỏng quá trình của hệ tiêu hóa. Weitschies cho biết, nghiên cứu này sẽ giúp các học giả như ông, tiếp tục kiểm tra khả năng hòa tan của thuốc trong cơ thể con người. Nhưng còn quá sớm để các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận vì quá trình thực tế “rất phức tạp”, ông nói. 

Về mặt khoa học, đó là một bước tiến lớn, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trong việc phát triển nhiều mô hình tính toán mô phỏng dạ dày dựa trên các điều kiện khác nhau của cơ thể con người mà Johns Hopkins đã chế tạo. 

Theo HubVerywellhealth